TP HCM qua ký họa của các kiến trúc sư

02/12/2024
|
0 lượt xem
Giải Trí Mỹ Thuật Sân Khấu - Mỹ Thuật
TP HCM qua ký họa của các kiến trúc sư

Sự kiện tổ chức từ ngày 10 đến 17/10 tại phòng trưng bày Maii Art Space (TP HCM), gồm hơn 50 tranh ký họa của sáu kiến trúc sư trong nhóm Việt Nam du họa ký (Vietnam sketching tours), thực hiện từ năm 2019 đến nay. Các nghệ sĩ gồm Bùi Hoàng Bảo, Hoàng Dũng, Bùi Văn Hoàn, Trần Xuân Hồng, Hoàng Hải Linh và Lâm Đức Trọng.

Sự kiện tổ chức từ ngày 10 đến 17/10 tại phòng trưng bày Maii Art Space (TP HCM), gồm hơn 50 tranh ký họa của sáu kiến trúc sư trong nhóm Việt Nam du họa ký (Vietnam sketching tours), thực hiện từ năm 2019 đến nay. Các nghệ sĩ gồm Bùi Hoàng Bảo, Hoàng Dũng, Bùi Văn Hoàn, Trần Xuân Hồng, Hoàng Hải Linh và Lâm Đức Trọng.

Tranh màu nước vẽ khung cảnh vòng xoay Bưu điện quận 5, kích thước 53x61 cm, của tác giả Bùi Văn Hoàn.

Các tác phẩm được vẽ bằng nhiều chất liệu như sơn dầu, bút sắt, bút cọ, mực và màu nước trên giấy. Nhiều nhất trong triển lãm là tranh ký họa bằng màu nước, tái hiện nhiều địa điểm văn hóa lâu đời của thành phố. Mỗi tác phẩm là câu chuyện, góc nhìn riêng của nghệ sĩ với nơi họ sinh sống và làm việc.

Đại diện nhóm - kiến trúc sư Hoàng Linh - cho biết: "Qua các bức tranh, chúng tôi muốn lưu giữ những nét kiến trúc lâu đời của thành phố, như một cách để tôn vinh di sản và lịch sử của đô thị này".

Tranh màu nước vẽ khung cảnh vòng xoay Bưu điện quận 5, kích thước 53x61 cm, của tác giả Bùi Văn Hoàn.

Các tác phẩm được vẽ bằng nhiều chất liệu như sơn dầu, bút sắt, bút cọ, mực và màu nước trên giấy. Nhiều nhất trong triển lãm là tranh ký họa bằng màu nước, tái hiện nhiều địa điểm văn hóa lâu đời của thành phố. Mỗi tác phẩm là câu chuyện, góc nhìn riêng của nghệ sĩ với nơi họ sinh sống và làm việc.

Đại diện nhóm - kiến trúc sư Hoàng Linh - cho biết: "Qua các bức tranh, chúng tôi muốn lưu giữ những nét kiến trúc lâu đời của thành phố, như một cách để tôn vinh di sản và lịch sử của đô thị này".

Bức Buổi sáng ở Nhà thờ Đức Bà, kích thước 87x100 cm, do kiến trúc sư Hoàng Dũng sáng tác.

Nhóm Việt Nam du họa ký thành lập hơn bốn năm, quy tụ gần 14.000 thành viên mê vẽ tranh, ghi lại đời sống văn hóa các vùng miền, phong cảnh thường ngày. Vài năm qua, các kiến trúc sư tham gia chuyên mục Góc di sản trên báo Thanh Niên, phát triển phong trào vẽ ký họa.

Bức Buổi sáng ở Nhà thờ Đức Bà, kích thước 87x100 cm, do kiến trúc sư Hoàng Dũng sáng tác.

Nhóm Việt Nam du họa ký thành lập hơn bốn năm, quy tụ gần 14.000 thành viên mê vẽ tranh, ghi lại đời sống văn hóa các vùng miền, phong cảnh thường ngày. Vài năm qua, các kiến trúc sư tham gia chuyên mục Góc di sản trên báo Thanh Niên, phát triển phong trào vẽ ký họa.

Một góc dinh Thượng thơ qua nét vẽ của kiến trúc sư Hoàng Linh, kích thước 38x27 cm.

Tòa nhà là một trong những công trình kiến trúc lâu đời, do người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thời kỳ thuộc địa, hoàn thành vào năm 1864 với chức năng là Nha Giám đốc Nội vụ để điều hành trực tiếp toàn bộ vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Người dân đương thời gọi là dinh Thượng thơ.

Tháng 4/2018, khi công bố phương án mở rộng trụ sở, UBND TP HCM cho biết tòa nhà có thể bị đập bỏ vì không nằm trong danh mục di tích của ngành Văn hóa - Thể thao. Nhiều người dân, chuyên gia kiến nghị thành phố bảo tồn công trình này. Một hội thảo được TP HCM tổ chức để nghe thêm ý kiến của các chuyên gia. Sau đó, quyết định bảo tồn được Thường trực UBND TP HCM đưa ra, cải tạo thành nhà truyền thống UBND TP HCM.

Một góc dinh Thượng thơ qua nét vẽ của kiến trúc sư Hoàng Linh, kích thước 38x27 cm.

Tòa nhà là một trong những công trình kiến trúc lâu đời, do người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thời kỳ thuộc địa, hoàn thành vào năm 1864 với chức năng là Nha Giám đốc Nội vụ để điều hành trực tiếp toàn bộ vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Người dân đương thời gọi là dinh Thượng thơ.

Tháng 4/2018, khi công bố phương án mở rộng trụ sở, UBND TP HCM cho biết tòa nhà có thể bị đập bỏ vì không nằm trong danh mục di tích của ngành Văn hóa - Thể thao. Nhiều người dân, chuyên gia kiến nghị thành phố bảo tồn công trình này. Một hội thảo được TP HCM tổ chức để nghe thêm ý kiến của các chuyên gia. Sau đó, quyết định bảo tồn được Thường trực UBND TP HCM đưa ra, cải tạo thành nhà truyền thống UBND TP HCM.

Chợ Nguyễn Hữu Hào (quận 4) trong tranh màu nước, do Lâm Đức Trọng vẽ.

Chợ Nguyễn Hữu Hào (quận 4) trong tranh màu nước, do Lâm Đức Trọng vẽ.

Ký họa bút sắt Biệt thự Nguyễn Văn Hảo của kiến trúc sư Trần Xuân Hồng, kích thước 38x50 cm.

Ngôi biệt thự cách chợ Bến Thành (quận 1) 300 m, rộng khoảng 800 m2 mang hình dáng con tàu với phần đầu nhỏ, lớn dần ra phía sau. Căn nhà nằm ở vị trí đắc địa, được bao bọc bởi các đường Trần Hưng Đạo, Ký Con, Lê Thị Hồng Gấm và Yersin.

Dinh thự là của đại gia Nguyễn Văn Hảo (1890-1971), ông trùm buôn bán phụ tùng xe hơi và chủ rạp hát lớn nhất Sài Gòn xưa. Phần dưới biệt thự hiện được nhà nước quản lý, cho thuê, các tầng trên con cháu của ông Hảo sinh sống. Cây xăng nằm ở ngã 5 ngày trước vốn thuộc sở hữu của đại gia này, sau được một tổng công ty nhà nước quản lý, khai thác.

Ký họa bút sắt Biệt thự Nguyễn Văn Hảo của kiến trúc sư Trần Xuân Hồng, kích thước 38x50 cm.

Ngôi biệt thự cách chợ Bến Thành (quận 1) 300 m, rộng khoảng 800 m2 mang hình dáng con tàu với phần đầu nhỏ, lớn dần ra phía sau. Căn nhà nằm ở vị trí đắc địa, được bao bọc bởi các đường Trần Hưng Đạo, Ký Con, Lê Thị Hồng Gấm và Yersin.

Dinh thự là của đại gia Nguyễn Văn Hảo (1890-1971), ông trùm buôn bán phụ tùng xe hơi và chủ rạp hát lớn nhất Sài Gòn xưa. Phần dưới biệt thự hiện được nhà nước quản lý, cho thuê, các tầng trên con cháu của ông Hảo sinh sống. Cây xăng nằm ở ngã 5 ngày trước vốn thuộc sở hữu của đại gia này, sau được một tổng công ty nhà nước quản lý, khai thác.

Một tác phẩm khác của nghệ sĩ Trần Xuân Hồng vẽ chợ Tân Định, xây dựng vào năm 1926.

Một tác phẩm khác của nghệ sĩ Trần Xuân Hồng vẽ chợ Tân Định, xây dựng vào năm 1926.

Tranh màu nước vẽ khung cảnh nhà thờ Tân Định, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3) của Bùi Hoàng Bảo.

Tranh màu nước vẽ khung cảnh nhà thờ Tân Định, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3) của Bùi Hoàng Bảo.

Bức Mưa đêm Saigon, kích thước 91x75 cm, do Hoàng Dũng sáng tác.

Bên cạnh những góc nhìn lung linh phố thị, nhiều tác phẩm thể hiện sự bình dị của cuộc sống thường ngày như những gánh hàng rong, xe xích lô, mưa đêm.

Bức Mưa đêm Saigon, kích thước 91x75 cm, do Hoàng Dũng sáng tác.

Bên cạnh những góc nhìn lung linh phố thị, nhiều tác phẩm thể hiện sự bình dị của cuộc sống thường ngày như những gánh hàng rong, xe xích lô, mưa đêm.

Một góc chợ cũ Tôn Thất Đạm nhìn từ trên cao của họa sĩ Lâm Đức Trọng, kích thước 38x50 cm.

Một góc chợ cũ Tôn Thất Đạm nhìn từ trên cao của họa sĩ Lâm Đức Trọng, kích thước 38x50 cm.

Ngoài triển lãm tranh, buổi tọa đàm chủ đề Để Sài Gòn còn mãi trong tôi diễn ra vào 9h ngày 13/10. Các khách mời tham dự gồm Tiến sĩ khảo cổ học, nhà văn Nguyễn Thị Hậu, kiến trúc sư Bùi Hoàng Bảo và nhà văn Trần Nhã Thụy.

Ngoài triển lãm tranh, buổi tọa đàm chủ đề Để Sài Gòn còn mãi trong tôi diễn ra vào 9h ngày 13/10. Các khách mời tham dự gồm Tiến sĩ khảo cổ học, nhà văn Nguyễn Thị Hậu, kiến trúc sư Bùi Hoàng Bảo và nhà văn Trần Nhã Thụy.

Quế Chi

Tin liên quan
Tin Nổi bật